Những khó khăn gặp phải sau khi cắt cụt chi

Đăng lúc 16:13:05 ngày 17/01/2019 | Lượt xem 923 | Cỡ chữ

- Đau: do sẹo mổ tỳ vào thần kinh, hoặc đau “chi ma”, đó là khi người bệnh cảm thấy đau ở phía dưới đoạn chi, phần đã bị cắt bỏ.

- Chảy máu mỏm cụt: Do va đập hoặc tụt chỉ, chảy máu đầu xương hoặc do cầm máu không kỹ… Những trường hợp này cần được mổ lại để cầm máu.

- Viêm tuỷ xương, áp xe cơ: Cả hai trường hợp này cần điều trị bằng kháng sinh, trích rạch dẫn lưu mủ và chăm sóc tại chỗ vết thương.

- Viêm da quanh mỏm cụt: có thể do dị ứng với thuốc bôi hoặc do nhiệt độ cao gây phồng rộp, do vệ sinh mỏm cụt kém…

- Do nhọt sâu trong mô mềm: điều trị bằng kháng sinh hoặc nạo vét ổ viêm.

- Mất cảm giác: do tổ chức ở vùng mỏm cụt bị giập nát, cần cắt lại mỏm cụt.

 

 

Những khó khăn khác.

– Hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày: Tuỳ theo tầm mức đoạn chi mà sự ảnh hưởng đến đi lại, di chuyển hoặc sinh hoạt của người bệnh nhiều hay ít. Nếu tầm mức ở bàn chân người bệnh vẫn đi lại bình thường, nhưng nếu mỏm cụt dưới gối, đi lại có thể bị hạn chế do không đi xa và đi nhanh được. Mỏm cụt ở tay ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày như : tắm rửa, giặt giũ, thay quần áo…

– Biến dạng khớp, co rút cơ của mỏm cụt: Mỏm cụt nếu không được vận động và được đặt ở tư thế đúng thì có thể bị co rút và biến dạng. Cơ có thể yếu hoặc teo…

– Tâm lý: Tâm lý có thể bị ảnh hưởng nhất là phụ nữ, hoặc nam giới là lao động chính trong gia đình. Người bệnh có thể lo lắng, buồn bã, hoặc băn khoăn về hình thể mới của mình.

– Các hoạt động trong gia đình và xã hội: Các hoạt động nội trợ hoặc hoạt động cộng đồng có thể bị khó khăn hoặc hạn chế.

– Học hành: Việc đi học của trẻ có thể bị khó khăn nếu trường học ở xa nhà của trẻ. Mặt khác, nếu mỏm cụt ở tay phải có thể làm trẻ phải học viết bằng tay trái…

– Việc làm: Khả năng thao tác công việc sẽ bị giảm do bị cắt cụt ở tay.

 

8/10 307 bài đánh giá

Các tin mới hơn:

0834.755.986
zalo icon